Sơn PU là gì?
PU là từ viết tắt trong tiếng Anh có nghĩa là PolyUrethane. Đây là một chất được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và xây dựng hiện nay bởi đặc tính chịu nhiệt tốt, có độ bền cao, PolyUrethane sau khi được pha trộn với một số thành phần khác có thể sử dụng để thi công sơn nền nhà xưởng với nhiều ưu điểm vượt trội.
Có 2 dạng PU chính là dạng foam và dạng cứng:
- PU dạng foam được sử dụng để làm các tấm mút đệm xốp có trong vật liệu cách âm, cách nhiệt hoặc làm ghế ngồi cao cấp
- PU dạng cứng chính là nguồn nguyên liệu chính cho vật liệu sơn để làm vecni đánh bóng gỗ, giúp sản phẩm có màu sắc đẹp mắt và không chịu tác động của độ ẩm, mối mọt.
Sơn PU dùng cho đánh bóng gỗ cũng có rất nhiều loại khác nhau dựa vào thành phần và tỷ lệ. Người thợ mộc cần phải có hiểu biết kỹ lưỡng thì mới lựa chọn cho mình được sản phẩm thích hợp cho từng loại gỗ, từng môi trường và yêu cầu màu sắc khác nhau.
Tính chất của sơn PU là gì?
So với nhiều loại sơn truyền thống, sơn PU có cấu tạo chủ yếu từ các chất nguồn gốc hóa học. Thành phần của nó gồm:
- Các chất kết dính: Gồm Polyols (hoặc Polyisocyanate) biến tính có các nhóm isocyanate chưa kích hoạt đối với loại sơn 1 thành phần. Nếu là loại 2 thành phần thì chất kết dính là Polyester Polyols hoặc polyols.
- Chất đóng rắn: Gồm nhiều thành phần khác nhau như Polyisocyanate, MDI,… Lớp này chỉ có ở sơn PU 2 thành phần (2K)
- Chất tạo màu: Gồm có màu che phủ và màu động và chỉ xuất hiện trong các loại sơn màu. Thành phần tạo màu này phải đảm bảo không có độ ẩm cao cũng như không phản ứng với các chất có trong nhóm isocyanate vì sẽ làm biến đổi tính chất sơn
- Hệ dung môi: Đây là các chất dùng để pha loãng các thành phần khi tiến hành sơn. Các dụng môi này phải không được có phản ứng trao đổi chất với những thành phần có trong gốc sơn ban đầu.
Sơn Epoxy là gì? Có mấy loại sơn Epoxy trên thị trường?
Dịch vụ thi công sơn Epoxy nền nhà xưởng uy tín tại TP.HCM
Thành phần hoàn chỉnh của một lớp sơn PU
Nhiều người không biết sơn PU là gì thường tưởng chúng chỉ là một loại duy nhất. Tuy nhiên để có thể thực hiện đầy đủ chức năng bảo vệ và làm đẹp, khi sơn cần phải thực hiện đầy đủ 3 lớp sau:
- Sơn lót: Sau khi đánh bóng gỗ bằng giấy nhám và làm sạch bề mặt, cần có một lớp sơn lót để trá vào những chỗ lõm hoặc che đi những khuyết điểm có trên gỗ
- Sơn màu: Đây là bước để tạo nên màu sắc cho sản phẩm. Bạn cần phải dựa vào chất liệu gỗ và yêu cầu của khách hàng mà chọn màu cho phù hợp. Xu thế hiện nay thường chọn các loại sơn sao cho làm nổi bật các đường vân và màu sắc tự nhiên của gỗ
- Sơn bóng: Đây là lớp ngoài cùng, có công dụng bảo vệ màu sắc và đánh bóng bề mặt, tạo sự sức hút cho sản phẩm. Lớp sơn này khi khô lại có bề mặt khá cứng và có khả năng kháng nước, mối mọt tốt.